Nhắc đến giáo dục Nhật Bản, chắc ai cũng biết đến phương pháp giáo dục nổi tiếng của Nhật. Hiện nay rất nhiều quốc gia đang học theo phương pháp giáo dục hướng trẻ em học kĩ năng sống trước khi học kiến thức. Đây là một cách học giúp học sinh sống tốt hơn và dễ đạt được mục tiêu trong cuộc sống hơn. Ở Nhật họ dạy học sinh như thế ngay từ khi còn nhỏ, các bé còn học trong trường mầm non.


Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho những đứa trẻ. Không phải vì giáo viên không có trách nhiệm, mà vì đó là cách dạy mầm non đặc biệt của Nhật Bản.


Ở trường, Chúng không có bất kì quyển vở hay quyển sách nào. Trong kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”

Ở Nhật, bạn ở đâu hay bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.

Ngoài dạy trẻ biết mỉm cười thì Giáo viên Nhật còn dạy bọn trẻ nói ‘cảm ơn’. Những câu nói tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bật ra thành lời. Các bé sẽ nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, khi được bạn bè chia sẻ bánh kẹo, hay được mẹ nấu cho 1 món ăn ngon…Một đứa trẻ luôn mỉm cười và biết nói cảm ơn là đứa bé đáng yêu nhất!


www.tienganhmamnon.com
Tiếng Anh cho mẫu giáo | mầm non | trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ai ai cũng muốn con cái mình thông minh và vượt trội. Đó chính là lý do các bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tư vào thực phẩm bổ dưỡng, đồ chơi thông minh, trường tốt… Mong muốn đó chẳng có gì là sai trái, tuy nhiên đôi khi chúng ta lại quên mất rằng nền tảng giáo dục của trẻ bắt đầu từ gia đình.






Nhiều nghiên cứu dường như đang bác bỏ quan điểm cho rằng những sản phẩm đặc biệt, những chương trình, phương pháp giảng dạy hoặc những trải nghiệm trong 3 năm đầu đời của trẻ sẽ giúp tăng cường trí thông minh.

Ngược lại, các chuyên gia về trẻ em cảnh báo rằng những đứa trẻ bị phó mặc cho đồ chơi giáo dục, video và các thiết bị thông minh khác có thể là những đứa trẻ phải chịu thiệt thòi do thiếu sự tương tác với con người – thứ hình thành nên nền tảng học tập của trẻ.

Tiến sĩ Freeman Hrabowski III – hiệu trưởng ĐH Maryland, đồng tác giả một số cuốn sách về nuôi dạy trẻ thành công trong học tập – kết luận rằng, yếu tố quan trọng nhất để trẻ đạt được thành công trong học tập chính là sự quan tâm và truyền cảm hứng của các bậc phụ huynh.

Thạc sĩ Lutgarda Carlos – giám đốc Trung tâm Phát triển học sinh của Trường Claret cho rằng, lòng tự trọng và sự tự tin là “vũ khí” cơ bản mà một đứa trẻ có thể mang tới trường.

“Những khẳng định từ một người quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ sẽ truyền cảm hứng và động lực để trẻ học tập. Khi một đứa trẻ làm tốt, dù việc đó dễ hay khó, trẻ cần chúng ta công nhận kết quả. Điều này sẽ giúp trẻ càng ngày càng làm tốt hơn, bởi vì trẻ cảm nhận được rằng đã làm cho những người quan trọng trong cuộc sống của mình được hạnh phúc” – bà Carlos cho hay.

Trong khi đó, bà Marielle Labayen – giám đốc chương trình của Trung tâm Trẻ em Action Kidz cho rằng mỗi đứa trẻ có một cách thu thập và xử lý thông tin khác nhau. “Một số trẻ học tốt hơn thông qua nghe, một số khác lại học tốt hơn qua nhìn…” Ví dụ như một số trẻ học cách chơi “game” bằng cách đọc hướng dẫn, một số khác lại nghe giải thích luật chơi…

Chính vì thế, giáo viên và phụ huynh có thể tìm ra phương pháp học tập hiệu quả với mỗi trẻ. Bằng cách này, phụ huynh có thể hiểu được cá tính của con mình và giúp con học tập tốt hơn.

Vậy làm thế nào để biết được cách nào giúp trẻ học tập tốt nhất? Cách duy nhất là phải hòa hợp với trẻ. Trẻ phải được khuyến khích để thể hiện ước mơ và mong muốn của mình. Và bằng mọi cách, hãy hỏi trẻ câu hỏi quan trọng: “Con muốn trở thành ai khi lớn lên?”

Một khi bạn đã biết được mối quan tâm của trẻ, hãy áp dụng những bước dưới đây để nuôi dưỡng trí thông minh của con mình:


1. Khuyến khích tìm tòi
“Hãy tìm ra thứ mà trẻ làm tốt và bắt đầu từ đó. Nếu trẻ giỏi thể thao, hãy khuyến khích trẻ đi theo hướng đó. Đừng bắt trẻ phải phát triển theo những gì bạn muốn, ví dụ như trở thành một nhà toán học chẳng hạn” – bà Carlos nói.

Việc này sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và khi đã tự tin, trẻ sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể làm tốt nhiều việc khác.


2. Đừng đặt kỳ vọng quá nhiều
Sẽ rất tốt khi bạn mong muốn trẻ học tốt ở trường, nhưng đừng kỳ vọng trẻ trở về nhà với 95% điểm số ở tất cả các môn.


Ramon Lorenzo – một thành viên của Mensa Philippines cho biết, khi còn nhỏ bố mẹ anh không hề thúc ép anh trở thành số một trong lớp và anh rất vui vì điều đó.


Thực tế, Ramon đã trở thành một trong những người thắng cuộc nhiều nhất trong các trò chơi kiến thức, thống trị các cuộc thi IQ dành cho học sinh vào thập niên 80 và một số cuộc thi uy tín khác. Ramon cho biết, anh chưa từng bị áp lực khi tham gia hàng trăm cuộc thi trên truyền hình. Hiện tại, Ramon đang là một giáo viên, một nhà báo thể thao kiêm nhà nghiên cứu.


3. Cho trẻ đọc sách












Ramon cho biết bố mẹ anh đã mua cho anh khá nhiều tài liệu để đọc. Năm 6 tuổi, anh đã đọc bách khoa toàn thư, không thực sự là đọc, mà chỉ nhìn những bức tranh thôi. Nhưng từ đó, anh bắt đầu thích đọc và nhớ những sự kiện, con số trong đầu. Hiện tại, đã là bố của 2 đứa trẻ, Ramon cũng áp dụng phương pháp tương tự: mua sách cho con.


4. Phát triển thói quen học tập tốt

Thậm chí, ngay từ khi còn nhỏ, hãy giúp trẻ làm quen với thời khóa biểu hằng ngày, trong đó có thời gian học tập, vui chơi, thời gian dành cho sở thích và gia đình… Thói quen này sẽ giúp trẻ quản lý thời gian và có ý thức kỷ luật – bà Carlos khuyên.


5. Cho con tiếp xúc với môi trường đa dạng xung quanh

Hãy giúp trẻ hiểu rằng có cả một thế giới rộng lớn xung quanh mình. Hãy đưa con tới bảo tàng, đi xem một buổi hòa nhạc, tới thăm sở thú hay đi xem một trận bóng rổ. Âm nhac, nghệ thuật, văn hóa con người và thiên nhiên là những yếu tố kích thích trí tò mò và ham khám phá ở trẻ.


Nếu bạn không có thời gian đưa trẻ tới những nơi này, hãy cùng trẻ đọc sách hoặc xem video về chúng. Nhưng đừng quên, kể cả đọc sách hay xem phim thì trẻ cũng cần bạn làm hướng dẫn viên giống như những chuyến đi thực tế.


6. Ăn uống hợp lý











Thần đồng Ramon tin rằng một cơ thể khỏe mạnh sẽ mang đến một bộ óc khỏe mạnh. Dinh dưỡng kém hoặc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức – không có lợi cho việc học tập. “Tôi tin tưởng rằng khi cho dạ dày ăn đúng cách là chúng ta đang nuôi dưỡng bộ não đúng cách” – anh nói thêm.


7. Biết ai đang dạy con mình

Nếu cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ thì một phần của ngôi làng đó chính là trường học. Việc đảm bảo con bạn đang nhận được sự hỗ trợ cần thiết ở trường là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu xem giáo viên và lãnh đạo nhà trường có đang thực hiện những quy định của họ một cách hợp lý không.


Khi giáo viên biết bạn, họ sẽ có cảm giác tốt hơn về nhu cầu của con bạn.


8. Hãy nhớ vui vẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ thích thú với việc học tập, thì việc trẻ lưu giữ thông tin sẽ dễ dàng hơn. Tuổi thơ là những khám phá. Khi trẻ có những khám phá mới về bản thân và thế giới, hãy đưa những phát hiện đó vào trong ngữ cảnh phù hợp.


“Hãy để trẻ là những người học tập hạnh phúc” – bà Carlos nói.

Sưu tầm
www.tienganhmamnon.com
Tiếng Anh cho mẫu giáo | mầm non | trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi
Trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi có thể hiểu được và phát âm ngôn ngữ theo người lớn một cách tốt nhất. Nhân cơ hội này các bậc phụ huynh nên giúp cho trẻ biết thêm ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ đó chính là tiếng Anh. Nếu trẻ tiếp xúc với tiếng anh ngay từ nhỏ sẽ giúp cho khả năng hiểu biết tiếng anh của trẻ sau này tốt nhất.


Dưới đây  sẽ hướng dẫn cách dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi hiệu quả đúng phương pháp các mẹ nên biết nhất, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con hiệu quả thông minh.

1. Dạy tiếng anh sớm cho trẻ rất có lợi

Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ. Bởi vậy cũng không có vấn đề gì nếu cha mẹ muốn trẻ tiếp xúc với tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ.

Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ.

Trẻ nhỏ là những người tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Khác với người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói bằng tiếng Anh thật là khó chứ với trẻ thì không như vậy.

Cách dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi hiệu quả đúng phương pháp các mẹ nên biết phần 1

Ích lợi của việc bắt đầu học tiếng Anh từ sớm

Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.

Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên các em sẽ tìm ra ý nghĩa của hoạt động đó rồi tìm ra nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.

Những em có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự suốt cuộc đời các em khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.

Dường như những trẻ nhỏ tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cái cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm, có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi những đứa trẻ mới chỉ biết nói một thứ tiếng đến tuổi dậy thì và có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tùy thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.

2. Những cách dạy tiếng anh cho trẻ em

Việc học và thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai.

Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Bài báo này tập trung vào đối tượng người học là trẻ em và việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng riêng biệt của trẻ em, bài báo đề nghị áp dụng một số hoạt động vui chơi vào việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em như là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của người học.

Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho trẻ em học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ quan trọng hơn là làm sao để tìm được một môi trường tốt nhất và một phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho trẻ em.

Xin lưu ý với phụ huynh một số phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em:

Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Nguồn tiếng Anh phải chuẩn (băng đĩa chuẩn, người nước ngoài – vì trẻ học phát âm sai từ đầu sẽ rất khó sửa)
Khi cho trẻ học tiếng Anh tuyệt đối ko dịch nghĩa sang tiếng Việt. Hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm.
Bạn có thể cầm quả táo – hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với trẻ: “Apple” – nhưng tuyệt đối ko dịch “word by word” kiểu: “apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt”
Hãy dùng ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải chứ đừng là một môn học riêng biệt. Hãy cho con học bằng ngôn ngữ đó thay vì học ngôn ngữ riêng biệt.
Đây là giai đoạn trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2: hãy cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát, khi trẻ vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: “clap your hand” “turn around” “sit down”.
Các bài hát nên có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để trẻ có thể nghe rõ lời và hát theo được.
Cho trẻ làm quen với từ mới qua tranh ảnh, qua vật thể: chỉ vào quyển sách và nói ” a book”, chỉ vào bức tranh con chim và nói “a bird” nhưng tuyệt đối ko dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt – hãy để trẻ học bằng khái niệm. Ví dụ nó sẽ hiểu 1 vật có nhiều trang, có chữ, có tranh được gọi là “book”, 1 con vật có cánh, có mỏ, có lông, đậu trên cây được gọi là “bird”.
Chơi hơn dạy

Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.

Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết

Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch… nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.

Học cụ hơn giáo trình.

Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch…) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.

Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.

Nói nhiều hơn nghe-viết.

Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.

Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.
Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc…

Bắt chước hơn ngữ pháp.

Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ em, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của trẻ, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.

Vui hơn cho điểm

Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.

Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.

Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh cho trẻ em để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho trẻ học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh cho trẻ em

Cách dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi hiệu quả đúng phương pháp các mẹ nên biết phần 2

3. Cách dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt

Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi… Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.

Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ (ví dụ tiếng Việt và tiếng Anh)

Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố…Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép – nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.

Bé học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải

Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.

Cha mẹ phải kiên trì khi cho bé học ngoại ngữ

Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích… Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.

Phải dạy bé chuẩn ngay từ đầu

Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing… nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm. Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì 1/không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; 2/họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp;3/khả năng tạo fun của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Túm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.

Bé học ngoại ngữ với nhiều hình thức khác nhau

Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài… Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: 1/chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; 2/học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như pooh hay barbie, hay strawberry shortcake, hay totally spices dang chieu tren disney channel, nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó, và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.

Điều cấm kỵ trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ

Đừng bao giờ hỏi con quả táo bằng tiếng Anh là gì con nhỉ nhé. Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, cầm quả táo lên và hỏi: What is this?”

Sưu tầm từ mecuteo
www.tienganhmamnon.com
Tiếng Anh cho mẫu giáo | mầm non | trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi


http://mecuteo.vn/cach-day-tieng-anh-cho-tre-tu-2-den-3-tuoi-hieu-qua-dung-phuong-phap-cac-me-nen-biet.html
http://mecuteo.vn/cho-tre-hoc-tieng-anh-qua-bai-hat-hinh-anh-khi-nao-la-tot-phu-hop-nhat-cac-me-nen-tham-khao.html
Các bài hát tiếng Anh được chọn lọc là một trong những tài liệu cho việc dạy tiếng Anh hiệu quả vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Các bài hát sẽ giúp thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ em, đó là thu hút sự chú ý nghiêm túc của trẻ.


Không nằm ngoài mục đích đó, các bài hát tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ phía giáo viên khi chọn lựa tài liệu giảng dạy, là bởi vì chúng thu hút được sự chú ý của trẻ. Điều này có nghĩa là khi trẻ được dạy một bài hát tiếng Anh, sự thích thú âm điệu của bài hát sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức cấu trúc ngữ pháp, sự chú ý này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ nhớ hơn.

Cần cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm

Một nhân tố nữa đóng góp vào sự thành công của phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát mang lại cho trẻ trong quá trình học. Các bài hát tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư giãn trong lớp học; điều này làm giảm căng thẳng, đồng thời thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn.

Cùng với những yếu tố đã nêu, các bài hát còn là một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc học ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người, thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng ta dễ dàng thay đổi chủ đề và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai trò tích cực trong việc học ngữ pháp của trẻ. Nếu trong một bài hát có chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể được lồng ghép vào một bài học rất nhẹ nhàng.

Cuối cùng nhưng không kém phần hữu ích về mặt phương pháp giảng dạy đó là việc sử dụng các bài hát trong dạy ngữ pháp sẽ làm thay đổi không khí học tập, làm cho trẻ phấn khởi hơn. Và vì thế hiệu quả giảng dạy và tiếp thu của trẻ sẽ tăng theo.

Một số bài hát Tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ tiêu biểu nhất.

IF YOU'RE HAPPY AND YOU KNOW IT

If you’re happy and you know it, clap your hands (clap clap)
If you’re happy and you know it, clap your hands (clap clap)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, clap your hands. (clap clap)

If you’re happy and you know it, stomp your feet (stomp stomp)
If you’re happy and you know it, stomp your feet (stomp stomp)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, stomp your feet. (stomp stomp)

If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)

If you’re happy and you know it, do all three (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, do all three (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, do all three. (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)





BINGO

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
B-I-N-G-O
B-I-N-G-O
B-I-N-G-O
And Bingo was his name-o.

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
(clap)-I-N-G-O
(clap)-I-N-G-O
(clap)-I-N-G-O
And Bingo was his name-o.

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
(clap)-(clap)-N-G-O
(clap)-(clap)-N-G-O
(clap)-(clap)-N-G-O
And Bingo was his name-o.

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
(clap)-(clap)-(clap)-G-O
(clap)-(clap)-(clap)-G-O
(clap)-(clap)-(clap)-G-O
And Bingo was his name-o.

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-O
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-O
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-O
And Bingo was his name-o.

There was a farmer who had a dog,
And Bingo was his name-o.
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-(clap)
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-(clap)
(clap)-(clap)-(clap)-(clap)-(clap)
And Bingo was his name-o.





THE FINGER FAMILY


Daddy finger, daddy finger, where are you? 
Here I am, here I am. How do you do?

Mommy finger, Mommy finger, where are you? 
Here I am, here I am. How do you do?

Brother finger, Brother finger, where are you? 
Here I am, here I am. How do you do?

Sister finger, Sister finger, where are you? 
Here I am, here I am. How do you do?

Baby finger, Baby finger, where are you? 

Here I am, here I am. How do you do?



Hướng dẫn dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua các bài hát thiếu nhi hay nhất trên đây đã cho các mẹ thêm gợi ý giúp trẻ tập làm quen sớm với tiếng Anh rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Nếu bé có biểu hiện chán nản không thích thì các mẹ không nên quá ép trẻ, nhưng đa phần các trẻ em đều rất thích xem và nghe những bài hát thiếu nhi này.

www.tienganhmamnon.com
Tiếng Anh cho mẫu giáo | mầm non | trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi